# Kinh tế vĩ mô
Xử lý nợ xấu: Nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ
Theo NHNN, việc xử lý nợ xấu bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, song phía trước còn nhiều thách thức. Giá trị nợ xấu hiện tại và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn lớn, mang nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tăng trưởng kinh tế năm 2022: Tập trung vào các chính sách lớn
GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2022 vẫn đến từ đầu tầu khu vực kinh tế đối ngoại, đóng góp lớn đến từ sản xuất, chế biến chế tạo và xuất khẩu. Bên cạnh đó, bù đắp cho đầu tư khu vực tư nhân còn khó khăn, chưa thể hồi phục nhanh do tác động của đại dịch, đầu tư công được tăng cường sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2022.
Giải pháp kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022
Để đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu đã đề ra, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát
Lạm phát được kiểm soát, với bình quân CPI 6 tháng tăng 2,44%, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, là cơ hội để Việt Nam bứt phá trên đường đua phục hồi kinh tế.
Kinh tế 2023: Nhà nước và doanh nghiệp chung tay, vững vàng vượt “sóng gió”
Để vững vàng vượt qua sóng gió, thách thức của năm 2023, doanh nghiệp cần duy trì tinh thần khởi sự kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì sự chủ động. Các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý cần dựa trên cơ chế thị trường để có thể hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
Định hướng và nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2023
Tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, chiều 17/12/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày về một số định hướng và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và thời gian tới.
Vượt “cơn gió ngược 2023”: Doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các kịch bản ứng phó
Để chủ động đối phó với những khó khăn trong năm 2023, doanh nghiệp cần thực hiện các kịch bản ứng phó thay đổi thị trường xuất khẩu, tìm kiếm khai thác thị trường mới, đơn hàng mới, đồng thời khai thác tốt các FTA hơn bởi hiện nay, việc tận dụng, khai thác vẫn còn kém.
Kịp thời cảnh báo những nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát để có các biện pháp ứng phó phù hợp
Các bộ, cơ quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời cảnh báo những nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam, để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm..., đáp ứng kịp thời nhu cầu của Nhân dân.
“Giải cứu” doanh nghiệp bằng “chu kỳ kinh tế ngược”
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Nguyễn Quốc Việt: "Trong bối cảnh hiện nay, cần phải áp dụng chính sách miễn giảm thuế phí. Cụ thể, 2% VAT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để kích cầu tiêu dùng trong nước và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp".
Kỳ vọng khởi sắc và kết quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
Những kết quả kinh tế - xã hội trong tháng 4 cho thấy những tín hiệu tích cực trong thời gian tới về sự bứt tốc của con tàu kinh tế Việt Nam. Có được những kết quả đó, trước hết đó là nhờ sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua điểm nhấn là phản ứng chính sách…
Chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, kiên trì mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.
Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 225/TB-VPCP ngày 15/6/2023 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2023
Quy định mới về tinh giản biên chế; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng; giảm thuế giá trị gia tăng 2%; giảm 50% lệ phí trước bạ với xe ô tô... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2023.
Siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành
Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả hơn nữa.